24 Tấm Gương Hiếu Thảo: NHỊ THẬP TỨ HIẾU

Tranh chữ Phúc lấy chữ hiếu làm gốc mà vẽ lại tích Nhị Thập Tứ Hiếu. Đây là hai mươi bốn câu chuyện về các nhân vật lịch sử được Nho học xem là tấm gương đức độ về cách đối đãi với cha mẹ, đấng sinh thành và đấng nuôi dưỡng. Lấy Hiếu làm gốc để đạt chữ Nhân, có được chữ Nhân ắt đạt được chữ Phúc – là hạnh phúc, phúc đức ở đời.

Từ bậc quân chủ đứng đầu trăm họ như vua Thuấn, như Hán Văn Đế Lưu Hằng. Hay các bậc đại trí đại nghĩa như thầy Tăng Tử, Mẫn Tử, Tử Lộ. Từ Lão Lai Tử tuổi ngoài 70 đến cậu bé Lục Tích mới 6 tuổi. Tất cả nam phụ lão ấu mỗi người một hoàn cảnh và cách thể hiện khác nhau, đã được ghi chép và lưu truyền trong dân gian từ ngàn xưa.

Lai lịch bộ truyện

Tương truyền phần lớn bộ truyện Nhị Thập Tứ Hiếu được ghi chép lại từ bộ “Hiếu Tử truyện”. Bộ sách được nhà nho Tây Hán Lưu Hướng (77 – 6 trước Công Nguyên) biên soạn. 

Một số truyện khác được trích từ bộ “Nghệ Văn Loại Tụ“. Đây là một bộ sách được biên soạn theo chỉ dụ của Đường Cao Tổ Lý Uyên (566-635). Nội dung trích dẫn 1431 loại sách cổ và số lượng lớn các tác phẩm văn học gồm: thơ, luận và hùng ca trước thời nhà Đường. Đây là một trong những bộ sách cổ nhất còn lưu lại của Trung Quốc.

Một số truyện khác lại được trích từ bộ “Thái Bình Ngự Lãm“. Bộ sách do Lý Phưởng (925–996) dẫn đầu nhóm biên soạn. Công trình được thực hiện từ năm 977-983 theo chỉ dụ của Tống Thái Tông Triệu Quýnh (939–997). Đây là một trong Tống Tứ Đại Thư gồm hơn 1000 quyển tổng hợp mọi phương diện về văn hóa Trung Hoa thời bấy giờ.

Về sau nhà văn Quách Cư Nghiệp (có sách ghi là Quách Cư Kinh 郭居敬) thời nhà Nguyên đã tổng hợp thành quyển “Nhị Thập Tứ Hiếu”. Vương Khắc Hiếu vẽ minh hoạ, tên đầy đủ là Toàn Tương Nhị Thập Tứ Hiếu Thi Tuyển. Quách Cư Nghiệp là người đề cao chữ hiếu và cũng là người nổi tiếng hiếu thuận với cha mẹ. Khi cha mất, ông xuất bản sách này để tưởng nhớ đến cha. 

Tác phẩm Nhị thập tứ hiếu cổ nhất hiện nay là một phiên bản Phật Giáo. Phiên bản được tìm thấy trong Động Kinh Tây Tạng Đôn Hoàng  

Đông Á Danh Hoạ xin được tổng hợp các câu chuyện giới thiệu cùng bức tranh chữ Phúc. Chúng tôi cũng xin được trích dẫn thơ về từng nhân vật của danh thần triều Nguyễn, ông Lý Văn Phức (1785-1849).

Danh sách tham chiếu

– “The Twenty-four Filial Exemplars“, wikipedia, xem ngày 25/05/2021
– “Nhị Thập Tứ Hiếu“, wikipedia, xem ngày 25/05/2021
– “二十四孝“, wikipedia, xem ngày 25/05/2021
– “二十四孝故事“, Baidu, xem ngày 25/05/2021

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader