36 CẢNH NÚI PHÚ SĨ – KATSUCHIKA HOKUSAI

Tác giả:

Katsushika Hokusai là một trong những hoạ sĩ giàu sức sáng tạo nhất trong lịch sử hội hoạ thế giới. Tác phẩm của ông hàm chứa một sự nhạy cảm độc đáo với thiên nhiên và cái nhìn đầy thiện cảm đối với nhân sinh (Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)

Tác phẩm

Bộ tranh 36 cảnh núi Phú Sĩ là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hokusai.

Bộ tranh được xuất bản đầu năm 1830, khi ông đã ngoài 60 tuổi. Trong đó quy tụ nhiều tác phẩm kinh điển của dòng tranh khắc gỗ Ukiyoe, tiêu biểu cho nghệ thuật văn hoá Nhật Bản, và có sức ảnh hưởng sâu rộng đến nghệ thuật thế giới. Ví dụ như các bức Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa, núi Phú Sĩ đỏ, và Núi Phú Sĩ nhìn từ Ejiri.

Sự thành công của bộ tranh khiến cho Hokusai vẽ thêm 10 bức bổ sung khác về sau. 

Nghệ Thuật

Bộ tranh là kết quả rèn luyện và sáng tạo cả đời Hokusai. Ông từng theo đuổi nhiều phong cách/kỹ thuật khác nhau từ Đông sang Tây. Rõ nét nhất là sự phối hợp giữa luật xa gần khi phối cảnh và kỹ thuật vẽ giản lược theo truyền thống Nhật Bản.

Bố cục tranh của Hokusai mang đậm dấu ấn riêng đặc trưng. Ông dùng thủ thuật lặp lại, đối lập và đối xứng từ hình khối đến màu sắc để thiết lập bố cục tranh. Chi tiết đôi khi được cố ý vẽ theo dạng hình học để tăng sức diễn đạt cô đọng, mạnh mẽ.

Màu sắc trong bộ tranh hài hoà, tươi sáng. Kỹ thuật in màu nhiều tầng lớp Bokashi điêu luyện, chuyển màu tự nhiên và đẹp mắt. Hokusai là người đầu tiên và xuất sắc nhất sử dụng kỹ thuật Aizuri-e. Đây là kỹ thuật in phối hợp màu xanh chàm (indigo) truyền thống của Nhật với màu xanh phổ (Prussian blue) được nhập khẩu từ Hà Lan. (theo Fujiarts.com, 2017)

Nội dung

Núi Phú Sĩ là ngọn núi thiêng liêng trong văn hoá Nhật Bản từ thuở xa xưa. Ngài gắn liền với đời sống, đức tin, niềm tôn kính và tự hào dân tộc. Ngọn núi trở thành đề tài phổ biến và nguồn cảm hứng bất tận mỗi khi nhắc đến đất nước mặt trời mọc. Hokusai thường ví von núi Phú Sĩ như ngọn núi trong thần thoại Trung Hoa: núi Bồng Lai.

Cả hai ngọn núi đều nằm ở ngoài khơi phía đông Trung Quốc. Bồng Lai được ví là chốn tiên cảnh cao đến mây. Vách đá cao dốc đứng. Ai muốn lên đều phải cưỡi trên lưng hạc (sếu đầu đỏ) như tiên như bụt mới mong lên được. Núi Phú Sĩ vốn cao quý thoát tục, nhiều chỗ hiểm trở. Đôi khi có đàn sếu bay qua mang hàm ý điềm lành may mắn, là niềm động viên cổ vũ cho con người. (theo Wikipedia, 2021)

Ngoài ý nghĩa tinh thần mạnh mẽ về núi Phú Sĩ, bộ tranh của Hokusai còn khai thác khía cạnh khác quan trọng không kém để hướng đến cộng đồng đại chúng. Khi du lịch phát triển mạnh cuối thời kỳ Edo, các ấn phẩm liên quan cũng trở nên thịnh hành. Bộ tranh là bộ sưu tập các thắng cảnh nổi tiếng, những đặc sắc tươi đẹp từ thành thị đến miền quê, những trạm dừng chân trên các tuyến đường. Người mua tranh không chỉ mua vì yêu thích ngọn núi thiêng. Họ còn có thể mua làm kỷ niệm, làm quà tặng cho người thân bạn bè. (theo Wikipedia, 2021)

Hiển thị tất cả 49 kết quả

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader