12. Hoàng Hôn Trên Sông Cầu Ryogoku Bắc Qua Sông Sumida, Nhìn Từ Phía Onmaya – Katsushika Hokusai

Mời quý khách chọn các tùy chọn bên dưới để tham khảo giá và đặt mua tranh in tái bản (reproduction).

Chất lượng tranh đạt đến tiêu chuẩn chất lượng bảo tàng (museum quality). 

Tranh được chủ động sản xuất tại Việt Nam theo từng đơn hàng. Không có tình trạng thiếu hụt sản phẩm, và không có sản phẩm đại trà trên thị trường. 

Chúng tôi chuyên nhận tư vấn, thiết kế sản xuất tranh theo yêu cầu. Xin vui lòng liên lạc qua email, điện thoại hoặc nhắn tin qua trang Facebook để được tư vấn thêm.

Lưu ý: 

  • Giá sản phẩm chỉ hiện ra khi  chọn đủ tất cả các tùy chọn. 
  • Khi gặp khó khăn xem các tùy chọn, vui lòng nhấn “Chọn lại từ đầu”.
  • Thời gian hoàn thiện: tranh in từ 2-10 ngày, tranh và khung từ 1-3 tuần.
  • Khung tiêu chuẩn có 2 chất liệu: gỗ Tần Bì (màu kem vân gỗ/nâu vân gỗ) và gỗ Bạch Dương (màu đen/trắng). 
  • Hình thức lồng khung có 2 loại: “Khung bo giấy”“Khung nổi”.
  • Quý khách đặt khung vui lòng ghi chú cụ thể chất liệu, màu sắc và hình thức khung mong muốn hoặc chúng tôi sẽ liên lạc để xác nhận. 
  • Tranh và khung được Đông Á Dạnh Hoạ bảo hành 6 tháng.
  • Tranh cổ được tái bản ở Đông Á Danh Họa là tài sản cộng đồng (Public Domain), không vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tranh dân gian Hàng Trống Việt Nam được tái bản ở Đông Á Danh Họa với sự đồng thuận của chính nghệ nhân vẽ.

Giới thiệu chung

Tên tranh: Hoàng Hôn Trên Sông Cầu Ryogoku Bắc Qua Sông Sumida, Nhìn Từ Phía Onmaya (Onmayagashi yori ryōgoku-bashi yūhi mi)
Tác giả: Katsushika Hokusai (1760 – 1849)
Bộ tranh: 36 Cảnh núi Phú Sĩ
Thứ tự: 12
Kích thước tranh: Horizontal Oban Nishiki-e (39 x 26.5 cm)

Xem và đặt mua toàn bộ tranh 36 Cảnh núi Phú Sỹ
Bộ đầy đủ 46 tranh
Bộ 36 tranh xuất bản ban đầu
Bộ 10 tranh bổ sung

Chi tiết tranh

“Hoàng Hôn Trên Sông Cầu Ryogoku Bắc Qua Sông Sumida, Nhìn Từ Phía Onmaya” vẽ cảnh  một người đàn ông đang chèo thuyền chở đầy hành khách khỏi bờ kè Ommaya qua sông Sumida. Cảnh nhìn hướng về cầu Ryōgoku và núi Phú Sĩ. (theo Trung Tâm nghiên cứu quốc tế về Nhật Bản, 2005-2006)

Người chèo thuyền như trầm ngâm dừng lại trong giây lát để chiêm ngưỡng khung cảnh phía xa. Hồn thả theo sự mênh mang của sông nước và cảnh vật. Trời dần tối chạng vạng làm cho dòng sông êm ả mơ màng, xoa dịu ngày dài mệt nhọc của những người trên thuyền. Một vài người cũng nhìn về hướng núi. Một vài người chuyện trò cùng nhau. Người phu ngồi cuối thuyền giấu mặt dưới chiếc nón lá. Một người ngồi sát mép nước, thả trôi mảnh vải theo con nước dập dềnh. 

Trên thuyền có đủ người với các ngành nghề khác nhau: thương gia, nhà sư và một anh bắt chim. Chiếc gậy cao của anh vút lên sắc nhọn là chi tiết đắt giá làm cân đối lại khoảng trời cao trống trải. Dù nhỏ nhưng Núi Phú Sĩ vẫn nhấn mạnh sự mạnh mẽ độc tôn trong bức ảnh này bằng màu sắc nổi bật. Chiếc cầu Ryōgoku, biểu tượng kỹ thuật vượt bậc của công nghệ thời Edo, cũng được khéo léo phác hoạ bằng kỹ thuật bóng mờ. Cây cầu đặt cạnh Phú Sỹ để có sự tương tác đối chiếu giữa truyền thống và hiện đại. (theo Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)

Mặt sông tiền cảnh được in bằng kỹ thuật aizuri với màu xanh đặc trưng nhưng hậu cảnh lại sử dụng kỹ thuật bóng mờ là chủ yếu. Ánh sáng buổi chiều làm hồng đường chân trời. Trên bờ biển xa ở trung tâm. Những ngôi nhà in màu xám, điểm xuyết bởi ánh sáng từ những ô cửa sổ rực rỡ. (theo Fujiarts.com, 2017)

Mời quý vị xem thêm về bộ tranh 36 Cảnh núi Phú Sĩ tại đây.

Các tranh khác cùng bộ tranh:

Xem thêm tranh Ukiyo-e khác

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC CHẤT LIỆU IN

Đối với các tranh in của Đông Á Danh Họa, độ bền và cá tính của bản in là điều mang tính chất thiết yếu, làm nên sự đặc sắc và uy tín dòng tranh in thượng hạng.

Xuyến chỉ

Bồi biểu lụa

WASHI

ILFORD Washi Torinoko 110gsm

Cotton

ILFORD Smooth Cotton Rag 310gsm

Đặt tranh theo thiết kế, yêu cầu riêng? Mời liên hệ ĐA DH. Contact Us