40. Vùng Nakahara Ở Tỉnh Sagami – Katsushika Hokusai

Mời quý khách chọn các tùy chọn bên dưới để tham khảo giá và đặt mua tranh in tái bản (reproduction).

Chất lượng tranh đạt đến tiêu chuẩn chất lượng bảo tàng (museum quality). 

Tranh được chủ động sản xuất tại Việt Nam theo từng đơn hàng. Không có tình trạng thiếu hụt sản phẩm, và không có sản phẩm đại trà trên thị trường. 

Chúng tôi chuyên nhận tư vấn, thiết kế sản xuất tranh theo yêu cầu. Xin vui lòng liên lạc qua email, điện thoại hoặc nhắn tin qua trang Facebook để được tư vấn thêm.

Lưu ý: 

  • Giá sản phẩm chỉ hiện ra khi  chọn đủ tất cả các tùy chọn. 
  • Khi gặp khó khăn xem các tùy chọn, vui lòng nhấn “Chọn lại từ đầu”.
  • Thời gian hoàn thiện: tranh in từ 2-10 ngày, tranh và khung từ 1-3 tuần.
  • Khung tiêu chuẩn có 2 chất liệu: gỗ Tần Bì (màu kem vân gỗ/nâu vân gỗ) và gỗ Bạch Dương (màu đen/trắng). 
  • Hình thức lồng khung có 2 loại: “Khung bo giấy”“Khung nổi”.
  • Quý khách đặt khung vui lòng ghi chú cụ thể chất liệu, màu sắc và hình thức khung mong muốn hoặc chúng tôi sẽ liên lạc để xác nhận. 
  • Tranh và khung được Đông Á Dạnh Hoạ bảo hành 6 tháng.
  • Tranh cổ được tái bản ở Đông Á Danh Họa là tài sản cộng đồng (Public Domain), không vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tranh dân gian Hàng Trống Việt Nam được tái bản ở Đông Á Danh Họa với sự đồng thuận của chính nghệ nhân vẽ.

Giới thiệu chung


Tên tranh: Vùng Nakahara ở tỉnh Sagami (Sōshū Nakahara
)
Tác giả: Katsushika Hokusai (1760 – 1849)
Bộ tranh: 36 Cảnh núi Phú Sĩ
Thứ tự: 40 (4)
Kích thước tranh: Horizontal Oban Nishiki-e (39 x 26.5 cm)

Xem và đặt mua toàn bộ tranh 36 Cảnh núi Phú Sỹ
Bộ đầy đủ 46 tranh
Bộ 36 tranh xuất bản ban đầu
Bộ 10 tranh bổ sung

Chi tiết tranh

“Vùng Nakahara ở tỉnh Sagami (Sōshū Nakahara)” vẽ cảnh đoàn người khuân vác hàng từ một khoang tàu/ nhà kho (mái lợp tranh) nằm ở cuối cầu cảng. Một chiếc cầu ván gỗ nho nhỏ nối liền lối đi từ cầu cảng tới đường mòn vào làng. (theo Trung Tâm nghiên cứu quốc tế về Nhật Bản, 2005-2006).

Bên trái có một người phụ nữ đang đội chậu quần áo trên đầu, vừa đi vừa giữ hờ một tay. Bên dưới có một ngư dân đang lội nước nông để mò ốc.(theo Fujiarts.com, 2017) 

Hokusai đã khéo léo xếp đặt chiếc cầu và con đường thành bố cục trung tâm tiền cảnh. Từ đó mở rộng về sau cảnh sắc xanh tươi có núi Phú Sỹ. Ngọn núi sừng sững hùng vỹ như tan vào mây và lan toả gần hết phần hậu cảnh phía sau. Dường như Hokusai đã dựng nên một sân khấu mà tất cả các hoạt động diễn ra trên hoặc trong không gian được tạo ra bởi tấm ván gỗ và con đường nhỏ ven bờ.

Đây cũng là bức tranh thể hiện rõ sự sắp xếp đầy chủ ý của Hokusai. Ông vẽ lặp lại các đường nét hình tam giác, cũng là hình dáng núi Phú Sĩ để gợi sự liên kết. Từ mái nhà tranh hai bên song song với sườn núi, đến các sợi dây thừng được căng dọc theo chiếc cầu ván. Đặc biệt là từ đỉnh núi Phú Sĩ, có thể vẽ một đường thẳng đi qua các chóp nhọn của dây và mái nhà. (theo Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)

Mời quý vị xem thêm về bộ tranh 36 Cảnh núi Phú Sĩ tại đây.

Các tranh khác cùng bộ tranh:

Xem thêm tranh Ukiyo-e khác

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC CHẤT LIỆU IN

Đối với các tranh in của Đông Á Danh Họa, độ bền và cá tính của bản in là điều mang tính chất thiết yếu, làm nên sự đặc sắc và uy tín dòng tranh in thượng hạng.

Xuyến chỉ

Bồi biểu lụa

WASHI

ILFORD Washi Torinoko 110gsm

Cotton

ILFORD Smooth Cotton Rag 310gsm

Đặt tranh theo thiết kế, yêu cầu riêng? Mời liên hệ ĐA DH. Contact Us