Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH ĐÔNG Á: GIỚI THIỆU VÀ MỤC LỤC

Ý nghĩa các hình tượng được cho là “phong thủy” trong văn hóa và nghệ thuật phương Đông có xuất phát điểm từ các nguồn gốc như sau:

  1. Là do có sự tương đồng về cách phát âm. Ví dụ: số “8” đi liền với sự “thịnh vượng” vì chữ “bát” có âm gần như chữ “phát” trong “phát tài, phát lộc”
  2. Là do nghiên cứu cổ xưa về vạn vật hình thành nên kiến thức về tự nhiên và phong thủy. Ví dụ: “tùng bách” tượng trưng cho “trường thọ” vì cây lá kim chịu được thời tiết giá lạnh khắc nghiệt lại thân to lớn, sống lâu năm.
  3. Là do truyền thuyết, điển tích và chuyện kể hình thành nên niềm tin và phong tục tập quán trong dân gian. Ví dụ: “cá chép” do tích “cá chép vượt vũ môn, hóa rồng” mà được xem là hình tượng đem lại may mắn cho đường học hành công danh, mang ý nghĩa vượt qua khó khăn trở ngại mà hưởng công thành, ý toại.

Đông Á Danh Họa xin được giới thiệu một số hình tượng và ý nghĩa phong thủy để mọi người tham khảo cũng như phục vụ cho nhu cầu chọn tranh trang trí, trưng bày. Thông tin được tổng kết và lược dịch từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau (xem Phụ Lục*).

Do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa. Xin cảm ơn quý độc giả.

Mục Lục:

Phần 1: Mộc – Thảo – Hoa

Tùng (song 松) : LINK tới bài viết

Trúc (zhu 竹): LINK tới bài viết

+ Mặc Trúc (Vẽ Trúc): LINK tới bài viết

+ Vịnh Trúc: LINK tới bài viết

Mai Hoa (meihua 梅花): LINK tới bài viết

Tuế Hàn Tam Hữu (歲寒三友) : Tùng, Trúc, Mai – LINK tới bài viết

Hoa Cúc (juhua菊花): LINK tới bài viết

Hoa Lan (lán 兰 ): LINK tới bài viết

Hoa Trung Tứ Quân Tử (花中四君子): đang biên soạn

—————————————————————————————————————-


* Phụ lục

  • Cai, Zong-qi (2008). How to read Chinese poetry: A guided anthology. New York: Columbia University Press
  • Patricia Bjaaland Welch (2008). Chinese art: a guide to motifs and visual imagery. North Clarendon: Tuttle Publishing

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader