Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH ĐÔNG Á: HOA LAN

(Ảnh bìa: Uẩn Thọ Bình (1633-1990) – Cửu Lan Đồ )

Hoa Lan thân thảo mảnh mai sở dĩ được tôn vinh là loài hoa cao quý vì sinh trưởng nơi rừng sâu nhưng hương thơm lại đặc biệt thanh khiết. Hương Lan được cổ nhân ngợi ca là Thiên hạ đệ nhất hương, Vương giả hương, Hương tổ.

Khổng Tử luận: “Chi lan sinh vu thâm cốc, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vị cùng khốn nhi cải tiết” – là điển phạm đầu tiên ví hoa lan với cốt cách người quân tử, không vì hoàn cảnh mà biến đổi tiết hạnh. Khổng Tử còn sáng tác khúc nhạc “Ỷ Lan Thao” để ngợi ca loài hoa này.

Tôn Khắc Hoằng (1533-1611) – Ngọc Đường Chi Lan Đồ

Tập tục thưởng hoa xưa nay luôn coi trọng “vận” 韵, tức truy cầu sự hài hòa của cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài, chú ý đến “đạm nhã” 淡雅. Vì thế, hoa lan được xếp hàng đầu trong “tứ nhã” (四雅) gồm lan, cúc, thuỷ tiên, xương bồ. Cổ nhân bồi trồng hoa lan chính là tu dưỡng bản thân, bồi trồng phẩm chất và tính tình của văn nhân sỹ quân tử. Trung thần Khuất Nguyên (屈原) (340 TCN – 278 TCN) thời Chiến Quốc trồng lan quanh nhà để biểu thị lòng trung trinh và sự bất bình căm phẫn trước cảnh gian thần lộng hành.


Hoa lan còn tượng trưng cho sự đoàn kết gắn bó của 2 người. Kinh Dịch (Hệ Từ truyện – quyển thượng) viết: Nhị nhân đồng tâm, kì lợi đoạn kim; đồng tâm chi ngôn kì xú như lan – nghĩa là “Hai người mà đồng lòng với nhau, thì sức mạnh sắc bén có thể bẻ gãy được kim loại; lời nói mà đồng lòng thì thơm như hoa lan”


Trúc Lan là đề tài phổ biến trong thư họa, nhưng để vẽ được vẻ đẹp mong manh và thanh khiết của cả hoa và lá lan đòi hỏi kỹ thuật cao và sự am tường của người cầm bút. Trịnh Bản Kiều (郑板桥) (1693–1765), một trong Dương Châu bát quái (扬州八怪), là thư họa gia vẽ lan trúc nổi tiếng. Ông từng sáng tạo ra thư pháp mới từ cách vẽ hoa lan, gọi là “lục phân bán thư” (六分半书), hay “Bản Kiều thể” (板桥体). Ông nhận xét: “Lan Trúc ngàn lá đều xanh tốt, đó là Sắc. Lan có hương u nhã, trúc có đốt cứng thẳng, đó là Đức. Trúc trải qua nóng lạnh mà không héo úa, hoa lan nở bốn mùa mà vẫn tốt tươi, đó là Thọ

Trịnh Bản Kiều (1693-1765) – Lan Trúc đồ

Học giả Trần Kế Nho (陈继儒) (1368–1644) thời nhà Minh trong tác phẩm Trân Châu Thuyền (珍珠船) so sánh lan với Tuế Hàn Tam Hữu: “ trúc có tiết mà kém hoa, mai có hoa mà kém lá, tùng có lá mà kém hương, duy chỉ riêng lan có đủ cả ba.”

Mai, Lan, Trúc, Cúc  đi cùng nhau được gọi là “Hoa Trung Tứ Quân Tử”, tức bốn vị quân tử.

Lan (Mẫu đơn), Liên, Cúc, Mai đi cùng nhau được gọi là “Tứ Quý Danh Hoa”, tức Hoa bốn mùa.

Một số tác phẩm khác có vẽ hoa lan trong bộ sưu tập của Đông Á Danh Hoạ

Lang Thế Ninh (1688-1766) – Hoa âm song hạc đồ

Quay về mục lục chính: LINK

Bài viết do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa.

Xin cảm ơn quý độc giả. Đông Á Danh Họa @ Copyright 2019

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader