CHƠI TRANH CỔ, ĐỪNG HAM CŨ, HAM RẺ

Như các bạn đã biết, tranh cổ quý hiếm đều được lưu trữ trong những bảo tàng lớn. Có tiền cũng khó mà mua được.
Tranh vẽ chép sẽ tam sao thất bản, không thể hiện được hết sự khéo léo và ý tứ của tranh gốc, đặc biệt càng khó vẽ chép hơn với tranh cổ, sử dụng màu nước của châu Á.
Chân dung Jesus, trước và sau khi phục chế thất bại. Photo by BBC.
Tranh in thượng vàng hạ cám, tùy vào chất lượng bản digital của tranh và kỹ thuật in ấn, kỹ thuật tái bản.
Hiện nay sự phát triển của công nghệ in phát triển cho phép in tranh với mức độ chính xác cao, tuy nhiên chỉ phù hợp với tranh màu nước hoặc mực màu nước, không có chìm nổi như tranh sơn dầu.
Đông Á Danh Hoạ
Hình ảnh chụp gần bề mặt giấy dó sau khi in Giclee. Photo by Vietnam Giclee Lab.
Ở Việt Nam, người chơi tranh cổ châu Á hầu như bị gạ mua tranh thải, tranh chợ của Trung Quốc đổ về – cũng là tranh in nhưng đã qua sử dụng và cũ nát. Chưa kể tranh Tây Phương cũng vậy.
Điều đó nói lên một thị trường chơi tranh sôi động nhưng lại rất kém chất lượng. Mà người chơi tranh hầu hết lại không nhận ra điều đó.
Đông Á Danh Hoạ ra đời vì lẽ đó, để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và yêu thích tinh hoa hội họa châu Á được đúc kết mấy nghìn năm qua.
Chơi tranh cổ
Hình ảnh gian hàng của Đông Á Danh Hoạ tại hội chợ xuân Phú Mỹ Hưng 2018.
Chúng tôi hướng tới chất lượng cao cấp trong các sản phẩm của mình. Để người chơi tranh có được những tác phẩm thẩm mỹ, có độ bền cao và hơn hết là tính minh bạch về nguồn gốc xuất xứ.
Tranh tại Đông Á Danh Hoạ được sưu tầm và chọn lọc từ những bản scan chất lượng cao, hoặc tự tay số hoá bản gốc. Sau đó được in trên giấy dó (Việt Nam), xuyến chỉ (Trung Quốc) hoặc giấy washi (Nhật Bản) bằng phương pháp in Giclée hiện đại. Thực hiện bởi nhà in đạt chuẩn quốc tế duy nhất ở Việt Nam hiện nay đó là Vietnam Giclee Lab – Phòng in mỹ thuật VG-Lab – do đó mỗi bản in đều được trau chuốt tỉ mỉ, độ chính xác cao đến từng nét đậm nhạt của vết mực.
Hình ảnh số hoá một tác phẩm thư pháp gốc tại studio của VG-Lab/Đông Á Danh Hoạ.
Sau đó các bản in đều được mang đi bồi biểu (dán gấm/lụa). Việc chọn gấm/lụa cho mỗi tác phẩm đều phải tôn vinh được tác phẩm, chi tiết thành phẩm cũng rất tỉ mỉ và tinh tế. Nguyên liệu chúng tôi sử dụng cũng là loại cao cấp, có hoa văn hoặc không tuỳ theo tác phẩm hoặc nhu cầu khách hàng.
  Có một thời gian, một số bạn bạn đưa hình tranh cũ trôi dạt được bán giá rẻ để chia sẻ cùng Đông Á Danh Họa, rằng được giới thiệu là tranh vẽ thật, tranh cổ thật. Hy vọng bài này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng này, vì sao chúng tôi có tranh tương tự bán buôn bên ngoài và vì sao chúng tôi đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình.
Xin cám ơn và luôn mong nhận được ý kiến vá đóng góp từ các bạn.

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader