Tiểu sử
Hồ Mi (?-?) tự Phi Đào, hiệu Vãn Sơn. Ông sinh ra và sống cả đời ở vùng Bình Hồ, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Không có ghi chép cụ thể về năm sinh năm mất của ông, chỉ biết ông sống vào khoảng giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18.
Tương truyền Hồ Mi là hậu duệ của nhà sưu tập bảo vật nổi tiếng Minh triều ở Giang Nam là Hạng Nguyên Biện, tức Hạng Mặc Lâm. Hạng tiên sinh tinh thông kim cổ, có tài nhận định giá trị vạn vật, đặc biệt là tranh và thư pháp. Bộ sưu tập của ông được đánh giá là đứng đầu Trung Quốc lúc bấy giờ. Năm 1645, khi nhà Thanh nhập quan, phần lớn gia tài bị cướp phá, số ít còn lại được sung vào Hoàng cung.
Họ Hạng từ Hạng Mặc Lâm đam mê nghiên cứu học thuật thư hoạ, trở thành một gia tộc nổi tiếng với nhiều tên tuổi như Hạng Đức Tân, Hạng Thánh Mô, Hạng Ngọc Duẩn. Xuất thân từ danh gia, Hồ Mi ít nhiều được thừa hưởng sự uyên bác và kỹ thuật riêng của gia tộc. Ông sớm nổi tiếng với tranh hoa điểu. Hình ảnh hoa lá, chim chóc, côn trùng đều được thể hiện rất khéo léo, đầy sức sống.
Sự nghiệp
Tranh Hồ Mi có sự ảnh hưởng sâu sắc từ các danh gia Minh triều đã kế thừa phong cách Viện Thể Phái Nam Tống như Lữ Kỷ. Tính thẩm mỹ trang trọng. Đường nét tả thực tỉ mỉ chi tiết. Màu sắc sinh động.
Có giai thoại kể tranh Hồ Mi đáng giá ngàn vàng, nhưng tính tình ông kì quái. Không phải ai đặt tranh ông cũng vẽ. Về sau, ông ẩn cư ở biệt viện “Tùng Phong” ngoại thành phía Bắc. Ngoài vẽ tranh còn giao hữu bạn bè làm thơ rất tao nhã thanh cao. Nhưng khi quận trưởng trong thành muốn đến chơi, ông lại đóng cổng không tiếp.
Hồ Mi thu nhận nhiều học trò, trong đó có hoạ gia nổi tiếng Thẩm Thuyên. Năm Ung Chính thứ 7 (1729), Thiên hoàng Nhật Bản nghe danh thầy trò Hồ Mi, có ý mời họ sang Nhật để làm việc và dạy học. Tuy nhiên, khi Thẩm Thuyên và học trò sang Nhật năm 1731 thì Hồ Mi đã qua đời.
Thẩm Thuyên ở Nagasaki 3 năm rất được ngưỡng mộ, số người đến học đông không kể xiết. Về sau nhiều người thành danh và có sức ảnh hưởng đến hội hoạ Nhật Bản như Katsushika Hokusai, Maruyama Ōkyo, and Ganku. Thẩm Thuyên được ưa chuộng đến nỗi khi về lại Trung Quốc, mỗi năm ông vẫn đều đặn nhận đơn đặt tranh từ Nhật.
Tranh của tác gia Hồ Mi ở Đông Á Danh Hoạ:
Anh Vũ Hí Điệp Đồ – Hồ Mi (Thanh triều)
Nhận thiết kế sản xuất tranh theo yêu cầu (kích thước, chất liệu, hình thức trưng bày).
Ngọc Đường Phú Quý Quyên – Hồ Mi (Thanh triều)
Nhận thiết kế sản xuất tranh theo yêu cầu (kích thước, chất liệu, hình thức trưng bày).
Danh sách tham chiếu:
- “胡湄”, 2021, Baidu, tham khảo ngày 26/07/2021, <https://baike.baidu.com/item/%E8%83%A1%E6%B9%84/29764>
- 2021, Baidu, tham khảo ngày 26/07/2021, <https://baike.baidu.com/item/%E6%B2%88%E9%93%A8/26181>
- 阴山工作室, 2016, “清 胡湄《玉堂富贵图(天津博物馆藏)“, tham khảo ngày 26/07/2021, <http://blog.sina.com.cn/s/blog_14b3d4d590102x00a.html>
- 国画教程, 2017, “清 胡湄 画选(他的画作堪称佳作!)“, tham khảo ngày 26/07/2021, <https://www.sohu.com/a/208449496_711363>
- Tạ Duy, 2021, “Lược Sử Trung Quốc Họa“, NXB Mỹ Thuật