22. ĐINH LAN (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)

Tích Nhị Thập Tứ Hiếu là hai mươi bốn câu chuyện về các nhân vật lịch sử được Nho học xem là tấm gương đức độ về cách đối đãi với cha mẹ, đấng sinh thành và đấng nuôi dưỡng. Lấy Hiếu làm gốc để đạt chữ Nhân, có được chữ Nhân ắt đạt được chữ Phúc – là hạnh phúc, phúc đức ở đời.

Đông Á Danh Hoạ xin được tổng hợp các câu chuyện, nhân vật theo hướng lịch sử, đồng thời trích dẫn thơ của danh thần nổi tiếng triều Nguyễn, ông Lý Văn Phức (1785-1849).

Nhân vật thứ hai mươi hai trong bộ truyện là Đinh Lan (丁兰): khắc gỗ thờ cha mẹ

Phần thơ song thất lục bát của Lý Văn Phức

Hán Ðinh Lan thuở còn thơ ấu,

Bóng xuân huyên khuất dấu non xanh,

Ðến nay tuổi đã trưởng thành,

Cám công sơn hải, thiệt tình trân cam.






Tưởng dung mạo khắc làm mộc tượng,

Cứ bữa thường phụng dưỡng như sinh,

Khi chăn gối, buổi cơm canh,

Mấy mươi năm vẫn lòng thành trước sau.






Phải người vợ kính lâu nên trễ,

Thử lấy kim châm kẽ ngón tay,

Bỗng đâu giọt máu chảy ngay,

Ai hay tượng gỗ lâu ngày thiêng sao ?






Khi đến bữa, chồng vào đặt lễ,

Mắt tượng rơi hàng lệ chứa chan,

Xét xem mới biết nguồn cơn,

Nổi bùng lá giận, dứt tan dây tình,






Há phải nhẫn, mà đành phụ nghĩa,

Hiếu với tình nặng nhẹ phải cân,

Cho hay thành hẳn nên thần,

Há rằng u hiển, mà phân vong tồn.

Mời quý vị xem thêm về các nhân vật khác tại tích Nhị Thập Tứ Hiếu

Danh sách tham chiếu:

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader