QÚA TRÌNH SỐ HÓA TRANH

Giới thiệu

Chúng tôi xin được chia sẻ chút ít về quá trình số hoá tranh ở Đông Á Danh Hoạ: từ tranh vẽ gốc thành file kỹ thuật số. Mục đích: đảm bảo khi tái bản với nhiều kích thước khác nhau vẫn giữ được sự chính xác về màu sắc và chi tiết.

Gần đây nhất, chúng tôi thực hiện số hoá bức tranh Hàng Trống chữ Phúc – trong có vẽ tất cả các tích Nhị thập tứ Hiếu, vẽ bởi nghệ nhân Lê Đình Nghiên. Đây là một bức tranh đặc sắc với nhiều chi tiết nhân vật phối cảnh hài hoà, màu sắc tươi tắn sặc sỡ lại giàu ý nghĩa: con cháu hiếu thảo thì nhà có phúc.

Yêu cầu kỹ thuật

File tranh đạt được khả năng in tái bản một cách chân thực thì yêu cầu đưa ra là:

– Quy trình có khả năng đạt độ chính xác về màu sắc.

– File tranh hoàn thiện có độ nét cao, độ phân giải và kích thước bằng với tranh gốc.

Thực hiện

Chữ Phúc là một bức tranh lớn với kích thước 1mx1m4. Thông thường việc số hoá những tranh lớn như vậy khá là phức tạp. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Fujifilm Vietnam và máy ảnh Fujifilm GFX 102 megapixels, điều này trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Máy Fujifilm GFX 102 megapixels là dòng máy cao cấp nhất hiện nay của Fujifilm. Máy có độ phân giải cao, khả năng lưu trữ màu sắc cao gấp 5-7 lần máy ảnh thông thường. Để đạt được tiêu chuẩn đề ra khi số hoá tranh chữ Phúc, chúng tôi chỉ cần chụp và ghép 2 ảnh lại với nhau.

Trước đây khi số hoá bức “Tứ Phủ Công Đồng” và “Hương Chủ”, chúng tôi phải chụp và ghép từ 10 đến 20 ảnh bằng Photoshop để có thể đạt được chất lượng tương đương. Quá trình ghép 2 ảnh cũng đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc ghép và chỉnh trên 10 ảnh.

Quá trình số hoá được thực hiện theo tiêu chuẩn của VG-Lab. Để đọc thêm chi tiết, xin mời độc giả xem thêm tại trang web này: LINK

Kết quả của buổi số hoá, chúng tôi đã có file tranh đạt thông số sau:

Dung lượng file 440.5MB, độ phân giải khoảng 150 Megapixel, kích thước in nguyên thuỷ 92x120cm (300PPI).
Nhìn toàn diện file tác phẩm tranh chữ Phúc (Nhị thập tứ Hiếu)
File tranh zoom 100%

Một số hình ảnh của buổi số hoá:

Video timelapse buổi số hoá tại ĐA DH
Setup lần này sử dụng đèn broncolor và Fujifilm GFX100

Mọi đóng góp xin mời liên lạc trực tiếp ĐA DH,

Xin cảm ơn

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader