Hình ảnh đẹp của cây trúc cũng như cái đức của người quân tử cũng đi vào thơ ca Việt Nam mà chúng tôi xin phép được chia sẻ một số bài dẫn từ trang Thi Viện như sau:

Tranh tái bản Trúc Cúc Đồ của Hề Cương.
  • Thiền Sư Tuệ Tĩnh là được xem là tiên thánh của ngành thuốc Nam sống vào cuối đời nhà Trần, ông có ghi chép lại dược tính của cây trúc nhỏ qua bài thơ Đạm Trúc Diệp 
  • Lê Thánh Tông không chỉ là một nhà vua tài năng xây dựng nên thời kỳ cực thịnh của nền quân chủ Việt Nam mà còn là một người phong nhã yêu nghệ thuật thi ca, văn hoá nghệ thuật dưới triều đại của ông cũng phát triển rực rỡ. Đương thời ông lập Hội Tao Đàn để đề cao thơ phú, sau được chép lại thành nhiều tập thơ lưu truyền đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là tập Hồng Đức Quốc Âm Thi tập. Bản thân ông cũng góp nhiều sáng tác, trong đó chúng tôi xin giới thiệu hai bài vịnh trúc là bài: Cây TrúcTrúc Quân Tử 
  • Ức trai Nguyễn Trãi  cũng có một bài thơ vịnh trúc là bài Đề Thạch Trúc Oa viết sau khi đã đánh đuổi giặt Minh, ra làm quan. Bài thơ thể hiện niềm vui thanh tao nho nhã, cũng là tả lại sự gắn bó và yêu quý của ông dành cho cây trúc. 
  • Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan trong Thi Viện cũng sưu tầm được bài thơ  Đình Tiền Trúc , mới thấy cái đẹp xanh mát và cái đẹp phẩm hạnh của cây trúc là nguồn cảm hứng bất tận và tấm gương tu thân, giữ đức cao đẹp của cổ nhân.

Quay về mục lục chính và tài liệu tham khảo: LINK

Bài viết do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa.

Xin cảm ơn quý độc giả. Đông Á Danh Họa @ Copyright 2020

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader