THƯ PHÁP GIA LÂM HÁN THÀNH

Lâm Hán Thành là một thư pháp gia tên tuổi của làng thư pháp Việt Nam hiện nay. Anh sinh ra và lớn lên tại Chợ Lớn, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi nổi tiếng với những đình chùa, món ăn, các lễ hội, hàng buôn bán và màu sắc đặc trưng của cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Sài Gòn. 

Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, người Việt gốc Hoa đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển văn hoá chung của Việt Nam: kết tinh từ sự kế thừa truyền thống của tổ tiên cùng tình yêu, sự gắn bó với quê hương đất Việt qua nhiều thế hệ, từ đó tạo nên một nền văn hoá liên kết (hybrid culture) rất đặc trưng của riêng mình. 

Lâm Hán Thành và thư pháp của anh có thể xem là một minh chứng tiêu biểu và đáng ngưỡng mộ cho nền văn hoá bản địa này ở Tp HCM. Tác phẩm của anh không chỉ dừng lại với các chủ đề truyền thống mà còn mạnh dạng sáng tạo qua cách thể hiện mới mẻ cả về hình thức, tinh thần lẫn chất liệu các bài thơ Hán Nôm của danh gia lịch sử Việt Nam. 

Hình ảnh Lâm Hán Thành thi triển thư pháp tại Ngọc Đức Thư Uyển – Lầu 1, 319 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, tp Hồ Chí Minh. (Photo: Danny Bach)

Anh được xem là thư pháp gia đầu tiên đã đem thư pháp Hán Nôm Việt Nam đến với thư pháp thế giới với nhiều tác phẩm đặc sắc về thơ Hán Nôm như: thơ của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trần Khánh Dư, Nguyễn Phi Khanh, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Trần Tế Xương. 

Tên tuổi của anh được sự công nhận và tán dương rộng rãi trong giới thư pháp quốc tế. Tác phẩm của anh được triển lãm và sưu tầm ở Việt Nam và nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brunei, Malaysia.  

Anh là giám khảo các cuộc thi thư pháp do Hội Thư pháp TP.HCM tổ chức liên tục trong những năm 2007 – 2010. Từ 2012, anh được mời đi Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Malaysia để giảng dạy và chấm thi.

Anh là một trong ba thư pháp gia Việt Nam được ưu ái chọn khắc bia thư pháp tại Mặc Bảo Viên (huyện Thông Du, Cát Lâm, Trung Quốc), nơi sưu tầm và lưu giữ nhiều thư hoạ đặc sắc nhất trên thế giới. 

Lâm Hán Thành tại Mặc Bảo Viên (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Anh là đại biểu duy nhất của Việt Nam được mời tham gia triển lãm người Hoa toàn cầu cùng viết Thiên tự văn vào tháng 5/2012 tại Hà Nam, Trung Quốc. 

Ngoài ra, Lâm Hán Thành còn là một nhà giáo. Anh không chỉ thông thạo Khải Thư, Triện Thư, Lệ Thư, Hành Thư và Thảo Thư mà còn truyền dạy cho nhiều học sinh trong hơn 30 năm qua. Trong triển lãm kỷ niệm 5 năm thành lập Ngọc Đức thư uyển, nơi anh làm việc và giảng dạy, các học trò của anh tham gia với nhiều tác phẩm đều cho thấy sự vững vàng, chắc tay, chứng tỏ được hướng dẫn học hành bài bản, đúng hướng.

Tài liệu tham chiếu:

https://www.sggp.org.vn/lam-han-thanh-voi-net-thu-phap-la-107300.html

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/lam-han-thanh-cung-mon-de-thu-hut-nguoi-xem-bang-thu-phap-n20171112190219356.htm

https://thanhnien.vn/van-hoa/thu-phap-han-nom-48359.html

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/trien-lam-thu-phap-cua-cac-danh-gia-tpho-chi-minh/205474.html

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader