Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH ĐÔNG Á: HOA CÚC

Hoa Cúc (juhua菊花)

Hoa Cúc được xem là biểu tượng của mùa thu vì Cúc rực rỡ nhất khi thu về chứ không đua chen cùng muôn hoa giữa xuân tươi. Người xưa vì vậy đánh giá cao phẩm cách của Cúc, vượt lên trên thói thường thế tục mà tỏa sáng một mình khi trời bắt đầu chuyển mùa, cây cối vàng lá úa màu. Đó khác chi khí cốt của người quân tử: ung dung thanh nhàn không màng lợi danh.

Chữ “cúc” có âm gần với chữ “cửu”, tức số 9, tháng 9 lại là giữa mùa thu nên tháng 9 còn được gọi là tháng Hoa Cúc. Tết Trùng Cửu (Trùng Dương, ngày 9 tháng 9 âm lịch) là dịp mọi người cùng lên núi, uống rượu và thưởng Cúc (ngắm hoa) ngâm thơ đề phú. Thú vui tao nhã mà kì thực cũng là để tránh xa tật ách và những điều không may. Thời nhà Hán (206 BC- AD 220) người ta vẫn uống rượu hoa Cúc để được an lành tai qua nạn khỏi.

Hoa Cúc vốn là một vị thuốc cổ truyền. Theo Đông y, dược năng hoa cúc có tác dụng làm thanh can, tiết nhiệt, dưỡng âm, tán phong thấp. Ngày nay chúng ta vẫn uống trà hoa cúc để thanh lọc cơ thể và bồi bổ sức khỏe. Cúc do đó không chỉ là biểu tượng cho may mắn mà còn cho tuổi thọ lâu dài.   

Đào Tiềm ( 陶潛) (? – 427), tự Uyên Minh, là nhà thơ lớn thời Tấn và Lưu Tống rất yêu hoa cúc. Trong bài “Quy Khứ Lai Từ” nổi tiếng, ông có câu “Tùng Cúc do tồn” ( 松菊犹存) dùng hình ảnh cây Tùng vườn Cúc để diễn tả cảnh quy ẩn điền viên. Từ đó, Tùng Cúc đi với nhau còn hàm ý đời sống an vui bền lâu.

Hình ảnh hoa Cúc và chín con chim cút tượng trưng cho mong ước được 9 đời an vui một nhà gọi lả “Cửu Thế Đồng Cư” (九世同居).

Hoa Cúc là quốc hoa của Nhật Bản chứ không phải hoa anh đào. Ngai vàng của Nhật Hoàng được biết đến là Ngai vàng Hoa Cúc (Takamikura).

Tập tục thưởng hoa xưa nay luôn coi trọng “vận” 韵, tức truy cầu cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài phải hài hoà thống nhất, chú ý đến “đạm nhã” 淡雅 . Lan, cúc, thuỷ tiên, xương bồ được mệnh danh là “tứ nhã” (四雅).

Mai, Lan, Trúc, Cúc  đi cùng nhau được gọi là “Hoa Trung Tứ Quân Tử”, tức bốn vị quân tử.

Lan (Mẫu đơn), Liên, Cúc, Mai đi cùng nhau được gọi là “Tứ Quý Danh Hoa”, tức Hoa bốn mùa.

Một số tác phẩm có hình ảnh hoa cúc trong bộ sưu tập của Đông Á Danh Hoạ

Trúc Cúc Đồ – Hề Cương

Hề Cương – Trúc Cúc đồ

Quay về mục lục chính: LINK

Bài viết do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa.

Xin cảm ơn quý độc giả. Đông Á Danh Họa @ Copyright 2019

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader