Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH ĐÔNG Á: TUẾ HÀN TAM HỮU TÙNG TRÚC MAI

Tùng, Trúc, Mai là ba loài cây tươi xanh suốt mùa đông khắc nghiệt, tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và ý chí kiên định – đi cùng nhau được gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”, tức ba người bạn mùa đông.

Hình tượng 3 loài cây này cũng là cơ sở để khuyến khích con người giữ vững được phẩm hạnh, bền lòng vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống. Lấy tự nhiên gần gũi làm bài học để vỗ về bản thân, cũng như trui rèn lòng quyết tâm.

Tùng, Trúc, Mai là đề tài phổ biến trong thư hoạ của Trung Hoa và các nước lân cận. Mỗi tác gia lại có hoàn cảnh riêng, tư tưởng riêng, biệt tài riêng và cảm xúc riêng gắn liền với từng người bạn này – tạo nên một pho tàng thư họa đồ sộ, đa dạng phong cách và phong phú tình cảm.

“Tuế Hàn Tam Hữu” được ghi nhận xuất hiện đầu tiên trong thơ của nhà thơ nổi tiếng đời Đường Chu Khánh Dư (朱慶餘) (797?–?). Sau đó, bộ 3 này mới được phổ biến rộng rãi qua bút pháp của Họa sư Triệu Mạnh Kiên (趙孟堅) (1199–1295) – từng là Viện Trưởng Hàn Lâm Viện cuối thời Nam Tống.

Trong văn hóa Nhật bản, hình ảnh Tùng, Trúc, Mai là biểu tượng cho dịp Tết Nguyên Đán, thường được dùng để trang trí, làm thiệp hay quà bánh Tết.

Một số tác phẩm có hình ảnh Tuế Hàn Tam Hữu trong bộ sưu tập của Đông Á Danh Hoạ

Tùng Mai Song Hạc đồ.

Quay về mục lục chính: LINK

Bài viết do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa.

Xin cảm ơn quý độc giả. Đông Á Danh Họa @ Copyright 2019


Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »