Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH ĐÔNG Á: HOA MAI

Mai Hoa (meihua 梅花)

Là loài hoa nở đầu tiên trong năm, khi trời còn lạnh, tuyết còn chưa tan, hoa mai (, thuộc chi Mận mơ) trở thành biểu tượng của sự tinh khiết, niềm hy vọng, của khởi đầu mới, và sự kiên gan bền chí trước khó khăn thử thách. Hoa mai vì thế trở thành loài hoa của mùa đông trong bộ tứ bốn mùa: xuân lan (xuân mẫu đơn), hạ sen, thu cúc, đông mai.  

Hoa mai còn có hàm ý may mắn vì năm cánh hoa tượng trưng cho sự hài hòa của “ngũ hành” (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), cao quý của ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) và đủ đầy của “ngũ phúc” (thọ, phú, khang ninh, du hảo đức, và khảo chung mệnh).

Trong Nho giáo, hoa mai (mơ) đại diện cho nguyên tắc và giá trị của đức hạnh.  

Tùng, Trúc, Mai đi cùng nhau được gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”, tức ba người bạn mùa đông.

Mai, Lan, Trúc, Cúc  đi cùng nhau được gọi là “Hoa Trung Tứ Quân Tử”, tức bốn vị quân tử.

Lan (Mẫu đơn), Liên, Cúc, Mai đi cùng nhau được gọi là “Tứ Quý Danh Hoa”, tức Hoa bốn mùa.

Một số tác phẩm có vẽ tùng trong bộ sưu tập của Đông Á Danh Hoạ

Mai hoa trong tranh khắc gỗ Nhật Bản – tác giả: Utagawa Hiroshige
Tác phẩm: Mặc mai đồ – tác giả: Kim Nông

Quay về mục lục chính: LINK

Bài viết do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa.

Xin cảm ơn quý độc giả. Đông Á Danh Họa @ Copyright 2018

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader