Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH ĐÔNG Á: CÂY TRÚC

Một phần của bức Trúc Thạch đồ – Trịnh Bản Kiều

Trúc (zhu )

Chữ “trúc” có âm điệu gần với chữ “chúc” nên mang ý nghĩa may mắn và vui tươi. Trúc còn là biểu tượng của tuổi thọ và sức sống vì cây xanh lá quanh năm mặc kệ trời đông lạnh hay nắng nóng.

Trong mưa bão, cành trúc uyển chuyển cong rồi lại thẳng chứ không gãy vỡ nên Trúc còn tượng trưng cho sự bền bỉ, dẻo dai, và ý chí kiên định.

Nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị (白居易) (772–846) có luận rằng: “người trượng phu không nhất thiết phải có sức khỏe phi thường nhưng phải có tinh thần mạnh mẽ, ngay thẳng và bền chí. Như cây trúc “hư tâm”, anh ta phải mở rộng lòng mình chấp nhận mọi thứ mà không bao giờ được cao ngạo hay mang định kiến thị phi.”

Thư Họa gia nổi tiếng nhà Thanh Trịnh Bản Kiều (郑板桥) (1693–1765), một trong Dương Châu bát quái (扬州八怪), là người rất yêu và chuyên vẽ lan trúc. Ông phân tích: “Lan Trúc ngàn lá đều xanh tốt, đó là Sắc. Lan có hương u nhã, trúc có đốt cứng thẳng, đó là Đức. Trúc trải qua nóng lạnh mà không héo úa, hoa lan nở bốn mùa mà vẫn tốt tươi, đó là Thọ”.

(Phiên âm: Cái kì trúc thiên diệp giai thanh thuý, lan hoa diệc nhiên, sắc tương tự dã; lan hữu u phương, trúc hữu kính tiết, đức tương tự dã; trúc lịch hàn thử nhi bất điêu, lan phát tứ thời nhi hữu nhuỵ, thọ tương tự dã.)

Tùng, Trúc, Mai đi cùng nhau được gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”, tức ba người bạn mùa đông.

Mai, Lan, Trúc, Cúc  đi cùng nhau được gọi là “Hoa Trung Tứ Quân Tử”, tức bốn vị quân tử.

Một số tác phẩm có vẽ trúc trong bộ sưu tập của Đông Á Danh Hoạ

Trịnh Bản Kiều – Thạch trúc đồ (1)
Trịnh Bản Kiều – Thạch trúc đồ (2)
Hề Cương – Trúc Cúc đồ
Hoa trúc thê cầm đồ phiên bản 40 cm
Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn đồ

Quay về mục lục chính: LINK

Bài viết do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa.

Xin cảm ơn quý độc giả. Đông Á Danh Họa @ Copyright 2018


Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader