Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH ĐÔNG Á: CÂY TÙNG

Tùng (song松)

Cây Tùng xanh mướt quanh năm, dù khí hậu khắc nghiệt vẫn vững chãi vươn cao, thân chắc khỏe và bền bỉ, đứng giữa đất trời qua hàng trăm năm. Tùng, do đó được cho là biểu tượng của “sức mạnh” và “trường thọ”.

Sự hiên ngang hùng dũng của Tùng còn là biểu tượng cho khí phách đấng anh hào, bậc quân tử: đối đầu nghịch cảnh khó khăn mà không chùn bước, là “bóng tùng quân” chở che cho người khác.

Cây Tùng xuất hiện trong trường quyển Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ.

Đào Tiềm ( 陶潛) (? – 427), nhà thơ có sức ảnh hưởng lớn thời Tấn và Lưu Tống trong bài thơ nổi tiếng “Quy Khứ Lai Từ” có câu “Tùng Cúc do tồn” diễn tả cảnh quy ẩn điền viên, vui thú cùng thiên nhiên hoa cỏ, không màng thế sự. Tùng Cúc vì vậy còn mang ý nghĩa có đời sống an vui bền lâu.

Tùng, Trúc, Mai đi cùng nhau được gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”, tức ba người bạn mùa đông.

Một số tác phẩm có vẽ tùng trong bộ sưu tập của Đông Á Danh Hoạ

Tùng mai song hạc đồ
Thích Ca Mầu Ni đồ
Trúc Lâm Đại Sỹ Xuất Sơn Đồ

Quay về mục lục chính: LINK

Bài viết do Đông Á Danh Họa soạn thảo và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Đông Á Danh Họa theo luật hiện hành. Mọi sao chép hay sử dụng lại thông tin vui lòng thông báo cho chúng tôi cũng như trích dẫn rõ nguồn gốc tư liệu từ trang web Đông Á Danh Họa.

Xin cảm ơn quý độc giả. Đông Á Danh Họa @ Copyright 2018

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader