Chào các bạn,
Phật giáo như một viên kim cương, muôn vạn màu sắc lấp lánh, tương ứng với sự đa dạng, đồ sộ về kinh điển, nghi thức và giáo lý trong Phật học. Được du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên với truyện cổ tích về Chử Đồng Tử học đạo của nhà sư Ấn Độ.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống.
Sự phổ biến của Phật giáo còn rất mạnh mẽ ở Trung Hoa cổ đại. Điều đó được thể hiện trong những tác phẩm hội hoạ Phật giáo đặc sắc được lưu truyền tại những bảo tàng lớn ở Trung Quốc hay Nhật Bản.
Đông Á Danh Hoạ xin được giới thiệu bộ sưu tập tranh Phật giáo mà chúng tôi sưu tầm được trong thời gian qua. Hy vọng bạn bè gần xa có dịp cùng thưởng thức, chiêm nghiệm.
Theo trình tự thời gian:
Tranh Phật giáo thế kỷ 14
Đông Á Danh Hoạ xin giới thiệu bức chân dung Đường Huyền Trang (Đường Tam Tạng).
Hình ảnh Đường Huyền Trang đang được lưu giữ tại bảo tàng quốc gia Tokyo, Nhật Bản được coi là hình tượng đặc sắc nhất của Đường Tam Tạng trong lịch sử hội hoạ Phật Giáo.
Tranh Phật giáo thế kỷ 15
Việt Nam quốc hoạ Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn đồ.
Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ là quốc hoạ hiếm hoi của Việt Nam còn sót lại. Tác phẩm được giới thiệu bởi nhà nghiên cứu Trần Quang Đức năm 2013. Bức hoạ vẽ cảnh Phật Hoàng Trần Nhân Tông hạ sơn hồi cung. Là bảo vật quý báu của quốc gia Việt Nam nói riêng, và cũng là một trong những tinh hoa hội hoạ của Đông Á.
Tranh Phật giáo thế kỷ 16-17
Đinh Vân Bằng – Thích Ca Mầu Ni đồ
Con người hay Phật đều rất giống nhau. Chỉ duy nhất khác một điều, đó là con người thì u mê, khi thành Phật là lúc ta đã hoàn toàn tỉnh ngộ.
Không hào quang chói loà, không tiên cảnh hoa mỹ. Hoạ phẩm Thích Ca Mầu Ni Đồ của hoạ sư cung đình Đinh Vân Bằng (Cuối triều Minh, đầu triều Thanh) kính tả chân dung ngài Thích Ca một cách mộc mạc, giản dị nhất. Đúng như cái chất chân phương nhưng vẫn sâu sắc huyền bí của Phật học nguyên thuỷ.
Đinh Vân Bằng – Quan Âm đồ
Tranh Phật giáo thế kỷ 16-17
Vào thể kỷ 16-17, có lẽ tranh Phật giáo tiêu biểu nhất là do hoạ sư cung đình Đinh Quan Bằng thực hiện. Những bức tranh Phật giáo ông từng thực hiện có độ tỉ mỉ rất cao, cho người xem có được cái nhìn rất sinh động về cõi Phật.
Tác phẩm đặc sắc nhất của ông gồm có:
Đinh Quan Bằng – Quan Âm Bồ Tát
Quan Âm Bồ Tát là tác phẩm hiện đang được trưng bày tại bảo tàng cố cung Bắc Kinh, Trung Quốc. Được Đông Á Danh Hoạ chế tác lại một cách tỉ mỉ và cầu kỳ nhất có thể. Đem lại cho người chơi tranh được một tác phẩm có sự hài hoà từ hình thức lẫn nội dung, mà vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm của Bồ Tát.
Đinh Quan Bằng – Cõi Cực Lạc
Tác phẩm Cõi Cực Lạc của Đinh Quan Bằng vẽ lên một hình ảnh rất sinh động, nhiều nội dung mà vẫn rất hài hoà. Ngắm nhìn tác phẩm giúp cho người thưởng thức có được một cảm giác được giải thoát khỏi những nỗi lo toan của cuộc sống nhân gian.
Tranh Thangka Tây Tạng
Tranh Thangka Tây Tạng có đặc điểm nhỏ gọn và chi tiết thể hiện cũng rất đặc sắc và kỳ công. Đông Á Danh Hoạ xin được giới thiệu 1 tác phẩm đó là “Văn Thù Thượng Sư Thuyết Pháp Đồ”.
Thay cho lời kết, Đông Á Danh Hoạ xin được kính chúc bằng hữu gần xa tâm tĩnh, trí mạnh và thân thể cường tráng để có sức mạnh tiếp tục trên con đường tu, học.
Liên hệ đặt tranh:
- Showroom: Số 53, đường số 16, khu phố Mỹ Văn, P. Tân Phú, Q.7, tp HCM. -SĐT: 094 555 0912 (Mr Hải) – 0947 888 353 (Mrs Bình).
Xin trân trọng cảm ơn,