ĐÔNG Á DANH HỌA – TẦM NHÌN VÀ KỲ VỌNG

Đông Á Danh Hoạ là một trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm phục hồi và phổ biến nét đẹp đặc sắc của nghệ thuật vùng Đông Á, bao gồm cả Việt Nam. Qua hình thức tái bản tranh, những danh họa đã từng làm đẹp làm say lòng người sẽ lần lượt được giới thiệu và quảng bá để kết nối kim cổ – cho ta hiểu thêm, yêu thêm và tự hào thêm về cội nguồn văn hóa bản địa.

Đông Á Danh Hoạ
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của Đông Á Danh Hoạ tại hội chợ Xuân Phú Mỹ Hưng 2018. Photo by Ngô Thanh Thái.
Tranh Đông Á Danh Họa chọn in là tranh có bản scan chất lượng cao của nguyên bản tranh cổ hiện được lưu giữ tại bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân. Mỗi một bức đều có lai lịch rõ ràng, tài hoa và bút pháp của các họa sư được thử thách bởi thời gian và đánh giá của giới chuyên môn qua nhiều thế hệ – đã sống và trở thành tinh hoa của văn hóa nghệ thuật Á Đông.
Một hình ảnh trong bảo tàng cố cung Bắc Kinh, Trung Quốc. Photo by EPA/ROLEX DELA PENA
Tranh được in theo phương pháp Giclée, là tranh mới nhưng có độ chính xác về chi tiết đến 98% so với tranh gốc, sai khác là do khắc phục các vết tích thời gian để lại trên tranh nguyên bản (rách, nhăn, vàng màu). Phương pháp in đòi hỏi cao về mực và giấy, do đó có độ bền lên đến vài trăm năm nếu được bảo quản tốt.
Đông Á Danh Hoạ
Hình ảnh chụp gần bề mặt giấy dó sau khi in Giclee. Photo by Vietnam Giclee Lab.
Tranh được chế tác đặc trưng theo phong cách châu Á, nguyên liệu sử dụng là giấy dó (Việt Nam), giấy washi (Nhật Bản) và giấy xuyến (Trung quốc), sau đó tác phẩm được được bồi biểu (dán lụa/gấm), lồng trục treo hoặc thuộc dạng để mở dần trên mặt phẳng xem như sách (gọi là trường quyển). Hình thức này giúp việc bảo quản, lưu trữ và vận chuyển tranh nhẹ nhàng đơn giản, không tốn nhiều không gian.
Đông Á Danh Hoạ
Hình ảnh tranh lồng trục. Tác phẩm “Quế cúc sơn cầm đồ”.
Khi không trưng bày, tranh được cuộn lại gọn gàng cũng là để tránh tiếp xúc với ánh sáng và môi trường bên ngoài, làm tăng độ bền cho tranh. Điều lưu ý duy nhất là tranh lồng trục phục vụ cho nhu cầu trang trí trưng bày phong phú của người xưa nên thường được thay đổi, treo kết hợp theo dịp và sở thích của gia chủ. Tranh có thể lấy ra cất vào dễ dàng, và thực tế là không thể trưng bày liên tục trong 1 khoảng thời gian lâu dài. Tùy vào điều kiện nơi treo tranh mà sau 2-6 tháng tranh sẽ bị cong viền 2 bên và cần được cuộn lại nghỉ 2 tuần – 1 tháng để quay về lại vị trí ban đầu để tiếp tục sử dụng.
Đông Á Danh Hoạ
Hình ảnh triển lãm sản phẩm của Đông Á Danh Hoạ tại Hà Đông, Hà Nội 2018.
Đối với tranh truờng quyển thường được sử dụng như sách (khó trưng bày vì độ dài có khi lên đến 10m hoặc hơn), người sử dụng thường mở trường quyển ra tới đoạn mình yêu thích, cuộn hai đầu còn lại theo nếp cuộn đã có sẵn để trưng bày 1 thời gian rồi lại chuyển sang trích đoạn khác.
Đông Á Danh Hoạ
Trường quyển Bách Tuấn Đồ dài hơn 5m sau khi mở ra hoàn toàn.
Tất cả các tranh ở Đông Á Danh Họa đều được tự hào chế tác hoàn toàn tại Việt Nam, do người Việt Nam, kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất cùng với bàn tay thủ công tỉ mỉ, tinh xảo. Tác phẩm tranh tái bản tuyệt đẹp là một sản phẩm tinh tế để sưu tầm và làm quà tặng quý.
Trân trọng,
Đông Á Danh Hoạ

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader