Mã Viễn (马远)

Mã Viễn (1160–1225) là hoạ gia  có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử hội hoạ Trung Hoa. Ông cùng Hạ KhuêLưu Tùng Niên Lý Đường là Nam Tống Tứ Gia, tức bốn danh hoạ gia bậc nhất thời Nam Tống.

Họ và một số hoạ gia khác trong viện Hàn Lâm Đồ Hoạ hình thành nên Viện Thể Phái. Một trường phái hội hoạ chủ trọng sự gọn gàng tỉ mỉ, nhấn mạnh vào khuôn mẫu và quy luật, hàm chứa khiếu thẩm mỹ quý tộc.

Ông và Hạ Khuê còn hình thành nên trường phái hội hoạ riêng trong dòng tranh sơn thuỷ, đó là Mã Hạ đồ phái. Trường phái này nhấn mạnh sự vô tận của không gian cùng nét tương phản giữa điểm cao nổi trội và phần trống trải còn lại trong tranh. 

Tranh của ông là nguồn cảm hứng cho các nghệ sỹ thuộc Chiết Giang hoạ phái lẫn ảnh hưởng đến các hoạ gia Nhật Bản như Shūbun and Sesshū.

Sơ lược tiểu sử Mã Viễn


Ông sinh ra và lớn lên tại kinh đô Hàng Châu (Chiết Giang), trong một  gia đình nhiều đời làm hoạ sỹ cung đình: từ ông cố Mã Phân là một hoạ gia nổi tiếng của Nam Tống đến ông nội, cha và các chú đều được hoàng đế Tống Quang Tông trọng dụng. Mã Viễn cũng trở thành hoạ sỹ cung đình và được Tống Ninh Tông yêu quý, tương truyền vua không ít lần cao hứng đề thơ khi xem tranh ông. Con trai Mã Viễn, tức Mã Lân, về sau cũng là thành viên Hàn lâm viện, chức Đãi Chiếu. 

Sở trường: Tranh sơn thuỷ.

Từ nhỏ Mã Viễn được thừa hưởng và đào tạo trong môi trường hội hoạ Bắc Phái, thiên về sáng tạo ý tưởng nhưng nghiêm ngặt bút pháp theo quy chuẩn, vẽ phải thật và chi tiết. Ban đầu ông học theo kỹ thuật của Lý Đường, dùng nhiều mực nhưng nét đơn giản, rồi sau dần mới hình thành nên phong cách riêng của mình. 

Tranh Mã Viễn tiêu biểu cho tranh phong thuỷ thời Nam Tống với bố cục đơn giản, đường nét mạnh mẽ, góc cạnh, sắc sảo nhờ kỹ thuật phủ phách thuân, và ý định của người vẽ thể hiện rõ ràng chắc chắn.

Hơn thế nữa, Mã Viễn đã táo bạo thay đổi bố cục “toàn ảnh thức” phổ biến thời Ngũ Đại và Bắc Tống thành “toàn sơn thặng thuỷ”, tức chuyển từ vẽ cảnh quang rộng mở thành tập trung nhấn mạnh các điểm tương phản trong không gian. Mã Viễn đặc biệt giỏi phân bố các chi tiết trong tranh, ông chỉ vẽ ở một góc hoặc một nửa tranh, để trắng rất nhiều nhằm nhấn mạnh phần được vẽ và thể hiện được sự bao la của đất trời. 

Tranh ông được mệnh danh là “ Biên Giác Chi Ảnh” tức cảnh sắc của những góc khuất: ngọn núi dốc cao không thấy được đỉnh, vực sâu thẳng đứng không nhìn thấy đáy, núi xa không vươn đến được hay con thuyền lưỡi liềm bơ vơ chở một người cô độc. Ông là người đầu tiên được ghi nhận đã đem hình ảnh chiếc cần câu vào trong tranh vẽ (bức Giang Độc Điếu Đồ <江独钓图>). 

Tuy nổi tiếng với tranh sơn thuỷ, các bảo tàng hiện nay vẫn còn lưu giữ một số tranh hoa điểu và nhân vật của ông. Ông vẽ mai với nhiều sắc thái đa dạng, vẽ chim thật và sinh động như trong tự nhiên, vẽ nhân vật ung dung và thanh cao thoát tục. 

Xưa hay nay, tranh Mã Viễn luôn được công nhận là độc đáo, đặc trưng và rất nên thơ.

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »