12. VƯƠNG TƯỜNG (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)

Tích Nhị Thập Tứ Hiếu là hai mươi bốn câu chuyện về các nhân vật lịch sử được Nho học xem là tấm gương đức độ về cách đối đãi với cha mẹ, đấng sinh thành và đấng nuôi dưỡng. Lấy Hiếu làm gốc để đạt chữ Nhân, có được chữ Nhân ắt đạt được chữ Phúc – là hạnh phúc, phúc đức ở đời.

Đông Á Danh Hoạ xin được tổng hợp các câu chuyện, nhân vật theo hướng lịch sử, đồng thời trích dẫn thơ của danh thần nổi tiếng triều Nguyễn, ông Lý Văn Phức (1785-1849).

Nhân vật thứ mười hai trong bộ truyện là Vương Tường (王祥): nằm trên băng chờ cá chép

Phần thơ song thất lục bát của Lý Văn Phức

Người Vương Tường cũng là đời Tấn,

Tủi huyên đường sớm lẩn bóng xa.

Mẹ sau gặp cảnh chua ngoa,

Tiếng gièm thêu dệt với cha những điều.






Lòng cha chẳng còn yêu như trước,

Lòng con thường chẳng khác như xưa.

Mẹ thương muốn bữa sinh ngư,

Giá đông trời lạnh, bây giờ tìm đâu ?






Trên váng đóng, quyết cầu cho thấy.

Cởi áo nằm rét mấy cũng vui.

Bỗng đâu váng lở làm hai,

Lý ngư may được một đôi đem về.






Bữa cung cấp một bề kính thuận,

Mẹ cha đều đổi giận làm lành,

Cho hay hiếu cảm tại mình,

Dẫu trăm giận, lúc hạ tình cũng thôi.

Mời quý vị xem thêm về các nhân vật khác tại tích Nhị Thập Tứ Hiếu

Danh sách tham chiếu:

Mạng xã hội

Bộ sưu tập tranh

Đăng ký nhận tin và ưu đãi từ
Đông Á Danh Họa
Các chuyên mục thư viện đọc
Đọc thêm

Các bài viết

Viễn Hoạn Thiếp 远宦帖 của Vương Hi Chi

“Viễn hoạn thiếp” xuất hiện đầu tiên trong “Hữu quân thư ký”, quyển cuối của bộ 10 quyển “Pháp thư yếu lục” – bộ sưu tập sớm nhất về lý thuyết thư pháp được lưu truyền từ thời cổ đại, do Trương Ngạn Viến (815-907) biên soạn vào thời nhà Đường.

Đọc tiếp »
preloader